Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

AMS là gì? AFR là gì?

Nhóm Chuyên gia IndoChinapost đã tìm hiểu về vấn đề này và đưa ra câu trả lời như sau:

QUY TẮC AMS:
AMS (Automated Manifest System ) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 9/11.
Đối với các nhà vận chuyển hàng nhậpkhẩu vào Hoa Kỳ, hệ thống này bắt buộc phải khai báo hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận chuyển tại cảng xếp hàng cuối cùng trước kho vào Hoa Kỳ trong vòng 24 tiếng. Hệ thống này có hiệu lực từ đầu năm 2003 và đã trở thành một công việc không thể bỏ qua khi vận chuyển hàng vào Hoa Kỳ. AMS được các nhà vận chuyển khai báo qua các website của riêng mình hoặc trung gian được phép kết nối với mạng của Hải quân Hoa Kỳ. Để khai báo, nhà vận chuyển cần phải được cấp tên sử dụng và mật mã riêng.
QUY TẮC AFR:
Quy tắc AFR rắc rối và phức tạp hơn AMS (Automated Manifest System) nhiều. Khai AMS chỉ cần 62 mục, thì AFR đòi hỏi phải khai báo tới 112 mục! AMS cho phép các hãng tàu khai giúp các NVOCC thì AFR không cho phép điều này, trừ phi hãng tàu đóng vai trò như một NVOCC. Tất cả các NVOCC gửi hàng qua hãng tàu mà có phát hành vận đơn, đều phải khai báo AFR với Hải quan Nhật Bản.
Việc AFR quy định bắt buộc phải khai báo 24 giờ trước khi tàu rời cảng xếp hàng tiềm ẩn rủi ro là khi hàng đã xếp lên tàu, nhưng việc khai báo không được Hải quan Nhật Bản cho phép nhập khẩu hoặc chuyển tải tại Nhật thì hàng buộc phải nằm lại trên tàu và quay về cảng xuất trước đó (lệnh DNU - do not unload). Khi đó, việc phân định rủi ro và chi phí này sẽ không tránh khỏi tranh cãi.
Cho nên các nhà vận chuyển cần thận trọng cần thiết, mặc dù AFR quy định vậy, nhưng phải đảm bảo rằng việc khai báo phải thành công và được sự chấp nhận của Hải quan Nhật Bản trước khi xếp hàng nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp Hải quan Nhật không cho phép dỡ hàng xuống cảng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này chỉ hạn chế chứ không triệt tiêu rủi ro này. Vì theo AFR, nếu Hải quan Nhật Bản đánh giá lô hàng có rủi ro an ninh cao sau khi xếp hàng lên tàu, họ vẫn được quyền ra lệnh DNU. Trường hợp lô hàng được thanh toán bằng L/C, rủi ro có thể về phía ngân hàng mở L/C, nhà xuất khẩu chiết khấu bộ chứng từ và nhận thanh toán, nhưng lô hàng không đến Nhật Bản vì lệnh DNU của Hải quan Nhật Bản.
Từ đầu tháng 03- 2014, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nhật đều phải bắt buộc khai báo theo chuẩn AFR (Japan Advance Filing Rules). Mức phạt cho việc chậm khai báo tương đương với 5000 USD thậm chí là chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mức phí thì quá cao, mức phạt lại nặng nề.
Các chi phí DN XNK phải đóng khi khai AFR:
1. Phí đăng ký ban đầu.
2. Phí filing: khi nào có hàng thì thu tiền theo số lượng thực tế phát sinh
3. Phí Hỗ trợ: tháng nào có hàng thì phải đóng phí /tháng phát sinh đó. Tháng nào không có hàng thi không phải mất phí này.
 Vậy còn làm sao phải học khai báo AFR:
Không chỉ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí, mà còn có lợi thế cạnh tranh khi cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với nhân viên XNK, kỹ năng khai AFR là một kiến thức đặc biệt mà không phải ai cũng có, kiến thức đặc biệt này sẽ biến thành lợi thế khác biệt khi tìm kiếm cơ hội trong ngành logistic ở các công ty giao nhận quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét