Thứ Sáu, 17 tháng 2, 2017

Vận chuyển hàng không nhanh chóng đi Indonesia

Công ty vận chuyển ViettelCargo xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý công ty và khách hàng đã lựa chọn sử dụng dịch vụ Vận chuyển hàng đi Indonesia của Công ty chúng tôi trong nhiều năm qua.

Công ty vận chuyển ViettelCargo chuyên về Vận chuyển hàng đi Indonesia, đi nước ngoài bằng hình thức chuyển phát nhanh đi bằng đường hàng không và bằng đường biển giá cạnh tranh nhất hiện nay.
Dịch vụ chúng tôi chuyên về  Vận chuyển hàng đi Indonesia , Gửi hàng hóa đi Indonesia, Chuyển phát nhanh đi Indonesia, Gửi hàng sang Indonesia và các nước khác trên toàn thế giới với các loại hình vận chuyển sau:

Chuyển Phát Nhanh hàng cá nhân, Bưu Phẩm, Bưu Kiện, Hàng Hoá, Quà Tặng, Hàng Mẫu, Hành Lý Cá Nhân đi Indonesia và các quốc gia lân cận.

Vận chuyển hàng đi Indonesia, Vận chuyển hàng lẻ, nguyên container đi Indonesia (LCL, FCL) và vận chuyển hàng không đi Indonesia theo từng chủng loại hàng hoá. Đến với dịch vụ Vận chuyển hàng đi Indonesia của chúng tôi khách hàng có thể xem lịch trình cụ thể lô hàng của mình đi như thế nào, ai là người nhận, vào lúc mấy giờ, ngày nào, chi tiết đó được cập nhật theo yêu cầu của quý khách hàng.

Với  kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi có rất nhiều khách hàng trung thành và tin tưởng dịch vụ, sự phục vụ của công ty chúng tôi. Luôn giới thiệu cho nhiều người quen, bạn bè trong nước và quốc tế sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Chúng tôi luôn biết ơn và tri ân những khách hàng trung thành và đánh giá góp ý cho dịch vụ chúng tôi tốt hơn mọi ngày.



 Vận chuyển hàng đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng bàn ghế nội thất đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng máy móc đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng quần áo đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng mỹ nghệ đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng túi xách, giày dép đi Indonesia bằng đường biển

Vận chuyển hàng không nhanh chóng đi Indonesia

Công ty vận chuyển ViettelCargo xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý công ty và khách hàng đã lựa chọn sử dụng dịch vụ Vận chuyển hàng đi Indonesia của Công ty chúng tôi trong nhiều năm qua.

Công ty vận chuyển ViettelCargo chuyên về Vận chuyển hàng đi Indonesia, đi nước ngoài bằng hình thức chuyển phát nhanh đi bằng đường hàng không và bằng đường biển giá cạnh tranh nhất hiện nay.
Dịch vụ chúng tôi chuyên về  Vận chuyển hàng đi Indonesia , Gửi hàng hóa đi Indonesia, Chuyển phát nhanh đi Indonesia, Gửi hàng sang Indonesia và các nước khác trên toàn thế giới với các loại hình vận chuyển sau:

Chuyển Phát Nhanh hàng cá nhân, Bưu Phẩm, Bưu Kiện, Hàng Hoá, Quà Tặng, Hàng Mẫu, Hành Lý Cá Nhân đi Indonesia và các quốc gia lân cận.

Vận chuyển hàng đi Indonesia, Vận chuyển hàng lẻ, nguyên container đi Indonesia (LCL, FCL) và vận chuyển hàng không đi Indonesia theo từng chủng loại hàng hoá. Đến với dịch vụ Vận chuyển hàng đi Indonesia của chúng tôi khách hàng có thể xem lịch trình cụ thể lô hàng của mình đi như thế nào, ai là người nhận, vào lúc mấy giờ, ngày nào, chi tiết đó được cập nhật theo yêu cầu của quý khách hàng.

Với  kinh nghiệm hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi có rất nhiều khách hàng trung thành và tin tưởng dịch vụ, sự phục vụ của công ty chúng tôi. Luôn giới thiệu cho nhiều người quen, bạn bè trong nước và quốc tế sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

Chúng tôi luôn biết ơn và tri ân những khách hàng trung thành và đánh giá góp ý cho dịch vụ chúng tôi tốt hơn mọi ngày.



 Vận chuyển hàng đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng bàn ghế nội thất đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng máy móc đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng quần áo đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng mỹ nghệ đi Indonesia bằng đường biển, Vận chuyển hàng túi xách, giày dép đi Indonesia bằng đường biển

Phụ phí THC là gì

Phí THC viết tắt của Terminal Handling Charge
Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phụ phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu...


Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC.

Trước năm 1990, các hãng tàu container thường tính giá cước gộp cho tất cả các chi phí vận chuyển, xếp dỡ và các chi phí liên quan khác. Sau đó, hầu hết các hãng tàu đã tách riêng cước biển và THC, với hai mục đích.

Thứ nhất, việc tách THC khỏi cước biển giúp tăng tính minh bạch của các khoản phí vận tải, theo đó đó chủ hàng có thể biết được họ phải trả bao nhiêu cho hãng tàu và bao nhiêu cho việc làm hàng tại cảng xếp và cảng dỡ.

Thứ hai, việc tách riêng phí THC giúp bảo vệ các hãng tàu tránh được ảnh hưởng của sự biến động tiền tệ, vì chi phí xếp dỡ tại cảng do các công ty khai thác cảng tính thường được trả bằng tiền địa phương, trong khi cước biển được tính theo đồng đô la Mỹ.

Cước phí vận tải tàu chợ đã bao gồm phí xếp dỡ. Vì vậy, cũng có thể thắc mắc rằng tại sao lại thu thêm phụ phí xếp dỡ. Thực ra, đây chỉ là việc tách ra hay gộp một khoản phí mà hãng tàu gọi là THC.



Lấy ví dụ, giả sử cước biển all-in từ Hải Phòng đi Singapore là 200USD; nếu thu phí THC 60USD, thì cước biển sẽ chỉ là 140USD. Về tổng số chi phí mà hãng tàu thu được (và chủ hàng phải trả) là như nhau. Nhưng việc tách riêng như vậy, ít ra về lý thuyết, sẽ giúp chủ hàng biết phải trả cho mỗi bên bao nhiêu chi phí.

Trên thực tế, nhiều nhà xuất khẩu phàn nàn rằng các hãng tàu bằng việc thu phí THC đã đẩy rủi ro thương mại sang cho họ, và rằng có chênh lệch lớn giữa số tiền THC thu được từ khách hàng so với số tiền hãng tàu thực tế phải trả cho cảng.


Nghi ngờ trên cũng là điều dễ hiểu bởi không hãng tàu nào công bố chính thức họ phải trả cho cảng cụ thể bao nhiêu chi phí cho một container

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Hiểu thế nào về điều kiện chi phí xếp dỡ hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến?

Điều kiện chi phí xếp dỡ hàng trong hợp đồng thuê tàu chuyến

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến chi phí xếp dỡ hàng hóa thường được quy định theo các phương thức như sau:
1-/ Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms/ Berth Terms/ Gross Terms): Theo cách quy định này, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí về việc xếp hàng lên tàu (loading), sắp xếp hàng hóa trong tàu (Stowage), chèn lót (Dunnage), ngăn cách (Separation) và dỡ hàng (Discharging) .
2-/ Theo điều kiện miễn xếp hàng FI (Free in): Theo cách quy định này người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng phải chịu trách nhiệm và chi phí dỡ hàng ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FILO (Free in Liner out).
3-/ Theo điều kiện miễn dỡ hàng FO (Free out): Theo cách quy định này người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu ở cảng xếp hàng nhưng họ được miễn trách nhiệm và chi phí dỡ hàng khỏi tàu ở cảng dỡ hàng. Điều kiện này tương đương với điều kiện FOLI (Free out Liner in).
4-/ Theo điều kiện miễn xếp dỡ hàng FIO (Free in and out): Theo cách quy định này người vận chuyển được miễn trách nhiệm và chi phí xếp hàng lên tàu và dỡ hàng khỏi tàu. Điều kiện FIO không nói rõ người vận chuyển có được miễn phí sắp xếp hàng (Stowage), san cào hàng (Trimming) trong hầm tàu hay không, vì vậy tốt nhất cần ghi rõ FIOST (Free in and out, stowed and trimmed): miễn chi phí và trách nhiệm xếp, dỡ hàng cũng như sắp xếp và san trải hàng .
Như vậy, nếu có chi phí sắp xếp hàng hóa ( Stowage) đối với hàng đóng bao và chi phí cào san trải hàng (Trimming) đối với hàng rời thì trong hợp đồng thuê tàu phải nói rõ do ai chịu? Người vận chuyển hay người thuê vận chuyển? Nếu miễn cho người vận chuyển thì thêm chữ S và T sau các thuật ngữ FIFOFIO để thành FIS hay FOS hay FIOT. Cần lưu ý các thuật ngữ trên là thuật ngữ hàng hải về thuê tàu quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển trong việc xếp dỡ hàng hóa chứ không phải giữa người bán và người mua, đây không phải thuật ngữ thương mại vì vậy nên tránh việc lắp ghép tùy tiện với các điều kiện thương mại trong Incoterms như kiểu CIF FO hay FOB FI v.v... rất dễ hiểu nhầm, gây ra tranh chấp. Ví dụ: nếu người mua CIF một lô hàng rời muốn mình không chịu phí dỡ hàng tại cảng đích thì phải thỏa thuận với người bán một cách rõ ràng rằng “người mua được miễn mọi chi phí dỡ hàng kể cả phí lõng hàng ở cảng đích : the buyer shall be free of all the cost of goods discharging at the destination port including lighterage if any”. Trên cơ sở đó người bán khi thuê tàu sẽ thỏa thuận với người vận chuyển một cách phù hợp với hợp đồng mua bán.

Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Consol hàng là gì? Tại sao cần?

Tại sao phải consol hàng?

Consol hàng

Thuật ngữ consol (Đầy đủ là Consolidation) có nghĩa là gom lại từ nhiều nguồn khác nhau thành một nhóm.

Ai là người consol hàng?

Các forwarders, nhà nhập khẩu, các đại lý hãng tàu, các hãng tàu. Người gom hàng gọi là consolidator

Nếu nhà nhập khẩu không Consol hàng của mình vào một container thì các hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu cũng phải gom hàng của chúng ta (nhà nhâp khẩu) vào trong container cùng với hàng của các đơn vị khác sao cho hàng hóa được an toàn, dễ bảo quản và tiết kiệm chi phí, chỗ trống trên tàu, và đạt được năng suất của chuyến tàu.

Lợi ích của việc consol hàng:


Thông thường một lô hàng lẻ (Hàng LCL) khi nhận được hàng từ Shipper thì ta nhanh chóng sắp xếp lịch tàu và đưa hàng lên tàu càng sớm càng tốt để tránh các chi phí lưu kho bải, rũi ro mất,hỏng hóc hàng. v.v
Khi gom hàng thì bạn phải chờ hàng đến từ các nguồn khác nhau, và không phải lúc nào tất cả các lô hàng gom của chúng ta sẽ đến cùng một lúc. Lúc này sẽ phát sinh phí lưu kho tại điểm gom hàng. sẽ phát sinh thêm phí đóng hàng,

Vậy lợi ích là gì?

Tiết kiệm chi phí.


Trước khi quyết định gom các lô hàng với nhau, bạn phải tính toán xem, nếu đi riêng lẻ  thì mất khoảng bao nhiêu tiền, và sau khi gom thi mất bao nhiêu tiền? nếu việc gom hàng lại với nhau chi phí rẻ hơn thì chúng ta sẽ lựa chọn phương pháp này, nếu có quá ít hàng để gom thì ta phải đi hàng LCL cho nó lẹ

Đảm bảo chất lượng.


Bạn biết là hàng LCL của chúng ta đều phải đóng chung container với các hàng khác (Các hãng tàu tự gom lại với nhau), mà mỗi lô hàng trong container đó lại có điểm đến khác nhau. Do đó tại các trạm trung chuyển, hàng hóa sẽ phải được rút ra khỏi container để chuyển sang tuyến khác hoặc giao cho chủ hàng, như vậy lô hàng của chúng ta sẽ có thể phải chuyển sang container khác hoặc bị chuyển qua chuyển lại nhiều container trước khi đến điểm đích cuối cùng. Điều này sẽ gây bẹp, méo, rách.

Do đó nếu chúng ta tự gom tất cả hàng của chúng ta vào trong một container thì sẽ đảm bảo chất lượng vì không bị dỡ ra, đóng vào nhiều lần.

Đảm bảo không bị mất hàng.


Với lý do trên, ở các điểm trung chuyển, nếu đi hàng LCL dễ bị mất, ăn cắp. Khi gom lại thì container chỉ được mở ra khi có sự đồng ý của mình nên khả năng mất hàng sẽ bị loại bỏ. Tuy nhiên bạn cũng phải cẩn thận rằng người ta có thể cắt chì của bạn ra để cắp hàng sau đó gắn chì giả vào. Do đó quy trình nhận hàng phải hết sức cẩn thận, và nghiêm ngặt tránh trình trạng bị đánh cắp

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Lựa chọn dịch vụ chuyển phát nhanh tại đâu?

VÌ SAO NÊN CHỌN INDOCHINAPOST? 
Dịch vụ chuyển phát nhanh chuyên nghiệp - Nội địa và quốc tế

  • Description: Nhanh và Chính Xác
Nhanh và Chính Xác
Nhanh và đúng cam kết: thời gian là tiền bạc, chúng tôi hiểu điều đó,vì vậy đơn hàng của bạn sẽ đến đúng địa điểm nhanh chóng nhất.
  • Description: Chuyên Nghiệp
Chuyên Nghiệp
Đội ngũ nhân viên năng động, tràn đầy nhiệt huyết sẽ mang đến cho bạn những dịch vụ hoàn thiện nhất bởi thái độ và trách nhiệm chuyên nghiệp nhất.
  • Description: Uy Tín
Uy Tín
Qui trình giao nhận của chúng tôi không thể hoàn thiện hơn được nữa bởi sự chính xác của qui trình đóng gói, bảo quản và sự cẩn thận, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên.
  • Description: Linh Hoạt
Linh Hoạt
Dịch vụ của chúng tôi mang đến nhiều gói dịch vụ khác nhau, đó là những giải pháp giao hàng hoàn chỉnh và toàn diện nhất cho nhu cầu phát triển của từng loại hình kinh doanh.
  • Description: Tiện Ích
Tiện Ích
Các dịch vụ đều hoàn toàn miễn phí, chúng tôi thu tiền hộ, chuyển khoản, theo dõi đơn hàng và hỗ trợ tối đa những gì bạn cần.
  • Description: Tiết Kiệm
Tiết Kiệm

Chúng tôi mang đến cho bạn sự cạnh tranh về giá cả tốt nhất.
Ms Huyền 0906251816

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Những điều cần lưu ý khi gửi hàng

Những điều cần lưu ý khi gửi hàng

Indochinapost tham khảo quy định của hãng bay:

1. QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN CHO HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG.
Qúy khách phải chắc chắn và bảo đảm bằng cách hoàn tất hồ sơ ký gửi hoặc bảo đảm rằng những món hàng của quý khách không bao gồm những vật phẩm bị cấm theo quy định của quốc gia và quốc tế về việc đảm bảo an toàn vận chuyển. Qúy khách phải gửi cho chúng tôi một bản miêu ta đầy đủ nội dung của món hàng trên hồ sơ ký gửi và chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về việc không cung cấp đầy đủ thông tin. Hàng hóa của quý khách được chuyên chở bởi Pacific Express và nó có thể được quét bằng X-quang và quý khách đồng ý rằng hàng của quý khách có thể được mở và nội dung của nó có thể được sát hạch trong lúc vận chuyển.
Quý khách phải chắc chắn rằng quý khách đã chuẩn bị hàng cho việc vận chuyển an toàn bởi đội ngũ nhân viên đáng tin cây do quý khách tuyển chọn và món hàng đã được bảo vệ an toàn trước những sự can thiệp không được phép trong quá trình chuẩn bị, đóng goi hoặc vận chuyển tức thời bởi dịch vụ vận chuyển của chúng tôi.
          Quý khách đồng ý rằng chúng tôi là người đại diện cho quý khách làm các thủ tục hài quan cho món hàng của quý khách và chúng tôi có quyền kí hợp đồng phụ về vấn đề này. Nếu có bất cứ cơ quan hải quan nào cần thêm tài liệu cho việc xác định việc xuất hàng/nhập khẩu thì quý khách sẽ có trách nhiệm cung cấp thêm dữ liệu cần thiết với phí tổn (nếu có) do bạn chi trả.
          Quý khách phải công nhận rằng tất cả những lời khai và thông tin quý khách đưa ra liên quan đến việc xuất và nhập khẩu món hàng là chính xác và đúng sự thật. Bởi vì trong trường hợp quý khách khai không đúng sự thật hoặc mang tính lừa dối về các món hàng thì sẽ có nguy cơ vi phạm luật dân sự hoặc hình sự và có thể sẽ bị tướt mất món hàng và số tiền cho việc vận chuyển món hàng mà quý khách đã trả trước đó. Ngoài ra chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách cách hoàn tất thủ tục hài quan và các thủ tục khác và quý khách phải trả phí cho chúng tôi và chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm trước những yêu cầu chống lại chúng tôi từ những thông tin quý khách cung cấp cho chúng tôi cũng như bất cứ khoản chi phí nào cho những việc có liên quan đến cơ quan chính quyền, chúng tôi chỉ chi trả cho những dịch vụ đã được mô tả trong nội dung phần này.
          Tất cả chi phí hải quan, thuế, phí lưu kho và các loại phí khác mà chúng tôi gánh chịu theo kết quả của cơ quan hải quan, nhà nước hoặc thất bại trong việc cung cấp thông tin, dữ liệu từ người nhận để có được giấy phép sẽ được thanh toán bởi người nhận. Trong trường hợp người nhận từ chối chi trả các chi phí phát sinh thì quý khách sẽ có trách nhiệm thanh toán những khoảng phí này cộng với các chi phí phát sinh mà chúng tôi đã phải gánh chịu.
          Chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết các thủ tục hải quan cho món hàng của quý khách nhưng không chịu trách nhiệm về bất cứ sự trễ hẹn, tổn thất hay mất mát gây ra bởi các nhân viên thuế vụ, hải quan hoặc các viên chức nhà nước. 
3. TRƯỜNG HỢP LOẠI TRỪ TRÁCH NHIỆM
- Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm cho bất cứ tổn thất nào cho thu nhập, lợi nhuận, thị trường, danh tiếng, khách hàng, giá trị sử dụng, cơ hội hay các ảnh hưởng gián tiếp, bất ngờ, đặc biệt hoặc do nguyên nhân chủ quan gây ra thiệt hại phát sinh về sau.
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm nếu như món hàng của quý khách hoặc một phần nào của nó mất, hư, chậm trễ, chuyển nhầm, không chuyển hoặc chúng tôi không hoàn thành trách nhiệm vì hậu quả của những trường hợp sau đây :  
+ Các tình huấn nằm ngoài tằm kiểm soát của chúng tôi như : động đất, lốc xoáy, lão, lũ, hỏa hoạn, bệnh tật, sương mù, tuyết hoặc đóng băng, chiến tranh, tai nan, hành động của các băng nhóm thù nghịch, trộm cướp, ngăn cản, lệnh cấp vận, mối nguy hiểm khi bay, mâu thẩu địa phương hoặc bạo động, sự sụp đỗ của quốc gia trong mạng lưới đường bộ và hàng không, các vấn đề máy móc trong phương thức vận chuyển hoặc hoạt động máy móc, khuyết điểm tiềm tàng hoặc có sẳn trong món hàng.
+ Hành động của quý khách hoặc sự thiếu trách nhiệm của bên thứ 3 như : quý khách đang vi phạm điều khoản và điều kiện của hợp đồng, hành động hoặc sự thiếu trách nhiệm của hải quan, sân bay hoặc các cơ quan nhà nước.
+ Nội dung món hàng bao gồm các món hàng bị cấm kể cả khi chúng tôi đã chấp thuận vận chuyển do sơ suất.
4. BẢO HIỂM (Không bao gồm tài liệu, giấy tờ)
          Trong vận chuyển chúng tôi có mức giới hạn trách nhiệm đền bù do đó những hàng hóa có giá trị cao trước khi gửi quý khách nên mua bảo hiểm cho món hàng của mình hoặc trả phí chúng tôi mua hộ cho quý khách để khi xảy ra sự cố mất mát, hư hỏng hàng hóa quý khách sẽ được đền bù tương xứng với giá trị lô hàng.
5. YÊU SÁCH TỪ BÊN THỨ BA
          Chúng tôi không giải quyết bất cứ tranh chấp nào liên quan đến món hàng quý khách gửi cho chúng tôi mà người tranh chấp, khiếu kiện không phải là quý khách, nếu có xảy ra khiếu kiện chống lại chúng tôi thì quý khách có trách nhiệm bồi thường cho chúng tôi trước những hậu quả do chúng mang lại cộng với những phí tổn mà chúng tôi gánh chịu trong quá trình bảo vệ, bào chữa.
6. THỦ TỤC KHIẾU KIỆN
          Nếu quý khách muốn kiện cho những mất mát, hư tổn hoặc chậm trễ, quý khách phải làm theo luật hoặc nếu không có những điều khoản qui định thì quý khách phải làm theo qui trình, nếu không chúng tôi có quyền bác đơn khiếu kiện của quý khách.
 Quý khách có trách nhiệm báo cho chúng tôi biết bằng văn bản về mất mát hoặc chậm trễ trong vòng sáu(06)tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp doanh nghiệp không công bố thời gian toàn trình thì thời hiệu này được tính từ ngày sau ngày bưu gửi đó được chấp nhận. Không quá 01 tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi, nếu không Pacific Express sẽ không có trách nhiệm gì. Sau đó quý khách phải chứng minh bằng tài liệu đơn kiện của quý khách bằng cách gửi cho chúng tôi những thông tin về món hàng cũng như nhưng hư hỏng, mất mát hoặc thiệt hại khi hàng chậm trễ. Chúng tôi sẽ không giải quyết bất cứ đơn kiện nào nếu như phí vận chuyển chưa được chi tra hoặc bị khấu trừ do thiệt hại của món hàng gây ra.
          Chúng tôi công nhận việc vận chuyển hàng hóa trong điều kiện tốt nhất nếu người nhận không phát hiện ra bất cứ hư hại nào trong quá trình chuyển phát của chúng tôi khi nhận hàng. Để tiện việc tìm hiểu nguyên nhân hư hại cho kiện hàng chúng tôi yêu cầu phải có đủ nội dung món hàng và gói hàng nguyên gốc.
          Lưu trữ trong trường hợp được cung cấp bởi bất cứ điều luật được áp dụng hoặc trường hợp các bằng chứng chống lại chúng tôi có thể bị xóa nếu không được đưa ra tòa trong vòng một năm kể từ ngày chuyển phát hoặc đáng lẻ ra phải được chuyển phát hoặc ngày việc vận chuyển kết thúc.
7. PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
          Khách gửi là cá nhân hoặc công ty chưa có hợp đồng gửi hàng và điều kiện thannh toán với chúng tôi, chúng tôi phải thu tiền ngay khi chúng tôi nhận hàng gửi của quí khách
          Khách hàng là công ty đã có hợp đồng vận chuyển và điểu kiện thanh toán với chúng tôi, chúng tôi sẽ căn cứ theo hợp đồng để thu cước gửi hàng. Việc thanh toán chậm trễ quí khách có thể bị thu thêm lãi sấu trả chậm được áp dụng theo lãi suất không kỳ hạn của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam(Vietcombank).
          Quí khách có thể thanh toán bằng tiền mặt VNĐ hoặc chuyển khoảng cho chúng tôi.
8. CƠ QUAN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP  
          Trong trường hợp bất cứ điều khoản hoặc điều kiện được khai báo không chính xác hoặc không thể thi hành được thì vẫn không ảnh hưởng đến các điều khoản còn lại trong hợp đồng chuyển phát vẫn còn hiệu lực.
Các tranh cãi phát sinh từ hoặc liên quan đến điều khoản hợp đồng chuyển phát sẽ được đưa ra toàn án kinh tế nơi mà các chi nhánh của Pacific Express chấp nhận chuyển phát cho quý khách.

Cảm ơn bạn đã quan tâm thông tin của Indochinapost

AMS là gì? AFR là gì?

Nhóm Chuyên gia IndoChinapost đã tìm hiểu về vấn đề này và đưa ra câu trả lời như sau:

QUY TẮC AMS:
AMS (Automated Manifest System ) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 9/11.
Đối với các nhà vận chuyển hàng nhậpkhẩu vào Hoa Kỳ, hệ thống này bắt buộc phải khai báo hàng hóa sau khi được đưa lên phương tiện vận chuyển tại cảng xếp hàng cuối cùng trước kho vào Hoa Kỳ trong vòng 24 tiếng. Hệ thống này có hiệu lực từ đầu năm 2003 và đã trở thành một công việc không thể bỏ qua khi vận chuyển hàng vào Hoa Kỳ. AMS được các nhà vận chuyển khai báo qua các website của riêng mình hoặc trung gian được phép kết nối với mạng của Hải quân Hoa Kỳ. Để khai báo, nhà vận chuyển cần phải được cấp tên sử dụng và mật mã riêng.
QUY TẮC AFR:
Quy tắc AFR rắc rối và phức tạp hơn AMS (Automated Manifest System) nhiều. Khai AMS chỉ cần 62 mục, thì AFR đòi hỏi phải khai báo tới 112 mục! AMS cho phép các hãng tàu khai giúp các NVOCC thì AFR không cho phép điều này, trừ phi hãng tàu đóng vai trò như một NVOCC. Tất cả các NVOCC gửi hàng qua hãng tàu mà có phát hành vận đơn, đều phải khai báo AFR với Hải quan Nhật Bản.
Việc AFR quy định bắt buộc phải khai báo 24 giờ trước khi tàu rời cảng xếp hàng tiềm ẩn rủi ro là khi hàng đã xếp lên tàu, nhưng việc khai báo không được Hải quan Nhật Bản cho phép nhập khẩu hoặc chuyển tải tại Nhật thì hàng buộc phải nằm lại trên tàu và quay về cảng xuất trước đó (lệnh DNU - do not unload). Khi đó, việc phân định rủi ro và chi phí này sẽ không tránh khỏi tranh cãi.
Cho nên các nhà vận chuyển cần thận trọng cần thiết, mặc dù AFR quy định vậy, nhưng phải đảm bảo rằng việc khai báo phải thành công và được sự chấp nhận của Hải quan Nhật Bản trước khi xếp hàng nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp Hải quan Nhật không cho phép dỡ hàng xuống cảng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng điều này chỉ hạn chế chứ không triệt tiêu rủi ro này. Vì theo AFR, nếu Hải quan Nhật Bản đánh giá lô hàng có rủi ro an ninh cao sau khi xếp hàng lên tàu, họ vẫn được quyền ra lệnh DNU. Trường hợp lô hàng được thanh toán bằng L/C, rủi ro có thể về phía ngân hàng mở L/C, nhà xuất khẩu chiết khấu bộ chứng từ và nhận thanh toán, nhưng lô hàng không đến Nhật Bản vì lệnh DNU của Hải quan Nhật Bản.
Từ đầu tháng 03- 2014, tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Nhật đều phải bắt buộc khai báo theo chuẩn AFR (Japan Advance Filing Rules). Mức phạt cho việc chậm khai báo tương đương với 5000 USD thậm chí là chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mức phí thì quá cao, mức phạt lại nặng nề.
Các chi phí DN XNK phải đóng khi khai AFR:
1. Phí đăng ký ban đầu.
2. Phí filing: khi nào có hàng thì thu tiền theo số lượng thực tế phát sinh
3. Phí Hỗ trợ: tháng nào có hàng thì phải đóng phí /tháng phát sinh đó. Tháng nào không có hàng thi không phải mất phí này.
 Vậy còn làm sao phải học khai báo AFR:
Không chỉ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm nhiều chi phí, mà còn có lợi thế cạnh tranh khi cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đối với nhân viên XNK, kỹ năng khai AFR là một kiến thức đặc biệt mà không phải ai cũng có, kiến thức đặc biệt này sẽ biến thành lợi thế khác biệt khi tìm kiếm cơ hội trong ngành logistic ở các công ty giao nhận quốc tế.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

THỜI ĐIỂM CẤP C/O

Theo quy định tại Thông tư dẫn trên về thời điểm cấp C/O mẫu D:

1. C/O được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc một thời gian ngắn sau đó, nếu, theo các quy tắc xuất xứ quy định tại Phụ lục 1, hàng hóa xuất khẩu được xác định là có xuất xứ từ lãnh thổ của Nước thành viên xuất khẩu.

2. Trường hợp ngoại lệ khi C/O không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc sau ba (03) ngày tính từ ngày xuất khẩu do sai sót, sự bỏ quên không cố ý hoặc có lý do chính đáng, C/O có thể được cấp sau nhưng không quá một (01) năm kể từ ngày hàng được chất lên tàu và phải đánh dấu vào ô “Issued Retroactively”.”

Tuy nhiên, để tạo thuận lợi thương mại, các nước Asean đã thống nhất chấp nhận C/O được cấp trước ngày xuất khẩu ghi trên vận đơn. Do vậy, Tổng cục Hải quan đã ban hành công văn số 7119/TCHQ-GSQL ngày 24/11/2009. Theo đó, chấp nhận C/O mẫu D có ngày ký phát hành trước ngày xuất khẩu ( ngày phát hành vận đơn) nếu cơ quan Hải quan không có nghi ngờ nào khác về xuất xứ, C/O phù hợp với thực tế hàng hóa và đáp ứng các quy định khác về thủ tục hải quan.

Xuất nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng

DANH MỤC 9 NHÓM MẶT HÀNG TIÊU DÙNG SẼ PHẢI THAM VẤN GIÁ
Công văn số 11911/TCHQ-TXNK ngày 21/12/2016 của Tổng cục Hải quan về việc kiểm tra trị giá hải quan (2 trang)
Văn bản công bố Danh mục 9 nhóm mặt hàng tiêu dùng mà theo đó cơ quan Hải quan sẽ phải kiểm soát giá nhập khẩu thông qua việc tham vấn giá ngay trong thời gian thông quan, bao gồm:
1. Rượu bia;
2. Thiết bị điện gia dụng thuộc mã 8418, 8450, 8516, 8415, 8414, 8509, 8422;
3. Hoa quả, trái cây các loại, bánh kẹo, dầu ăn;
4. Cá tươi, cá đông lạnh, ướp lạnh;
5. Điện thoại di động, máy tính bảng, máy chiếu;
6. Thịt gia súc, gia cầm đông lạnh, ướp lạnh;
7. Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá;
8. Bài lá;
9. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh.
Theo điểm 1 Công văn này, nếu bị cơ quan Hải quan bác bỏ trị giá khai báo, doanh nghiệp bắt buộc phải khai và nộp thuế bổ sung. Trường hợp doanh nghiệp không đồng ý cơ sở bác bỏ hoặc không khai bổ sung thì sẽ bị ấn định thuế theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Quản lý thuế.
Theo Công văn số 10240/TCHQ-PC ngày 2/11/2015 của Tổng cục Hải quan, trị giá khai báo hải quan nếu bị hải quan bác bỏ sẽ đồng thời bị xử phạt hành chính.

Trường hợp doanh nghiệp đồng ý với cơ sở bác bỏ trị giá của cơ quan hải quan và thực hiện khai bổ sung thì việc xử phạt áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 08/2015/NĐ-CP. Nếu việc bác bỏ trị giá hải quan thuộc các trường hợp nêu tại điểm a khoản 1, điểm g.1 khoản 3 Điều 25 Thông tư 38/2015/TT-BTC thì xử phạt theo Nghị định 127/2013/NĐ-CP. (Nguồn: Công văn số 6793/TCHQ-PC ngày 24/7/2015)

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Vận chuyển hàng không nội địa

Indochinapost_ViettelCargo chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ sân bay Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nội Bài đến tất cả các sân bay trên toàn thế giới và ngược lại thông qua hợp đồng đại lý đã ký kết  với các hãng hàng không như Cathay Pacific (CX), China Airline (CI), Korea Airline (KE), China Southern (CZ), Malaysia Airline (MH)…Với lượng hàng hóa ổn định hàng tuần chúng tôi đang tập trung mạnh vào tuyến vận chuyển đi Los Angeles (LAX), Chicago (ORD), Houston (IAH), Newyork (JFK), Japan ( KIX), Korea ( ICN), Indonesia ( CKG), các dịch vụ chúng tôi vận chuyển gồm :  
  • Dịch vụ bay thông thường với giá cả thấp, thời gian đi từ 1-2 ngày đối với các nơi đến trong khu vực Châu Á, 2-3 ngày đối với các nơi đến trong khu vực Châu Âu, Mỹ.

  • Dịch vụ bay nhanh với chi phí cao hơn dịch vụ thường, chúng tôi bảo đảm hàng hóa  đi trong vòng 2-7 giờ đối với các nơi đến trong khu vực Châu Á, trong vòng 24 giờ đối với các nơi đến trong khu vực Châu Âu, Mỹ.


  • Dịch vụ kết hợp vận chuyển đường biển và đường hàng không nhằm giảm chi phí tối đa nhưng vẫn đảm bảo hàng hóa đến đúng thời gian yêu cầu.

  • Dịch vụ vận chuyển hàng nguy hiểm, hàng thực phẩm tươi sống theo quy định của hiệp hội hàng không quốc tế.

  • Dịch vụ vận chuyển hàng  nhập từ tất cả các sân bay trên thế giới về Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài.

  • Dịch vụ vận chuyển hàng nội địa từ các sân bay Tân Sơn Nhất (SGN) tới các sân bay Đà Nẵng (DAD), Nội Bài (HAN) với thời gian ngắn nhất.